ĐĂNG NHẬP BẰNG MÃ QR Sử dụng ứng dụng NCT để quét mã QR Hướng dẫn quét mã
HOẶC Đăng nhập bằng mật khẩu
Vui lòng chọn “Xác nhận” trên ứng dụng NCT của bạn để hoàn thành việc đăng nhập
  • 1. Mở ứng dụng NCT
  • 2. Đăng nhập tài khoản NCT
  • 3. Chọn biểu tượng mã QR ở phía trên góc phải
  • 4. Tiến hành quét mã QR
Tiếp tục đăng nhập bằng mã QR
*Bạn đang ở web phiên bản desktop. Quay lại phiên bản dành cho mobilex

Hector Berlioz

Giới tính: Nam

Quốc gia: France

Hector Berlioz (1803 – 1869) là một hiện tượng vô cùng đặc biệt trong lịch sử âm nhạc. Ông được xem là chuyên gia về thể loại tranh giao hưởng. Là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất nhưng Berlioz lại không biết chơi piano.

Trung thành tuyệt đối với các tác phẩm âm nhạc có tiêu đề, Berlioz là cây cầu nối giữa các tác giả thuộc trường phái cổ điển Vienna với các nhạc sĩ sau này, đặc biệt là Liszt.

Sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông tại Grenoble, Berlioz chuyển đến Paris khi 18 tuổi. Đến năm 1822, ông quyết định bỏ trường y và theo học nhạc với Jean – Francois Lesueur với quyết tâm trở thành nhà phê bình âm nhạc. Các sáng tác đầu tiên của Berlioz ra đời vào năm 1825. Một bản Mass mà ông tự bỏ phí tổn để biểu diễn tại Nhà thờ thánh Rocco đã khiến giới phê bình khá hài lòng. Tiếp theo đó là vở opera Lénor ou Les Francs Juges.

Ông tham gia cuộc thi Prix de Rome lần đầu tiên vào năm 1826 nhưng không lọt vào vòng chung kết. Năm 1827 Ông lại tham gia cuộc thi Prix de Rome và lọt vào vòng cuối cùng với bản cantata La mort d’Orphée (Cái chết của Orphée). Năm 1830 ông cũng giành được giải Prix de Rome sau 5 lần thử sức.

Năm 1834, Berlioz hoàn thành tác phẩm Harold en Italie (Harold ở nước Ý), trong đó phần viola độc tấu đặc biệt được dành riêng cho Paganini dù trên thực tế Paganini chưa bao giờ chơi tác phẩm này. Ba năm sau, năm 1837, tác phẩm Grande Messe des morts (thường được biết đến dưới tên Requiem) được viết cho dàn nhạc và dàn hợp xướng lớn khác thường ra đời. Cuộc sống của ông về sau có nhiều biến động, nhưng những sáng tác ông để lại cho đời trở thành những tác phẩm bất hủ và được đông đảo công chúng đón nhận