Quê em mùa nước lũ
Đăng bởi: Nguyễn Văn Quân - Email: quantbv@gmail.com
Không còn con sông, nước dâng tràn lên bãi bờAnh về quê em, khắp nơi như là biển khơiChập chờn mái tranh ngoi lên giữa ngọn triều dângNhững đàn gà con bơ vơ đứng nhìn trời xanhBao ngày trôi qua lũ cao dần thêm nữa rồiKhông còn nhận ra tiếng ai đi tìm người trôiMẹ ngồi dưới mưa tay ôm ấp trẻ lạnh cămXóm làng chìm trong bao la những nỗi đau nàyÔi ! Nước lũ dâng cao nước lũ dâng cao dâng theo bao nỗi sầu đauÔi ! Nước tràn bờ đê nước tràn bờ đê tang thương khắp một miền quêBên bờ đê cao mái tranh tạm che kiếp ngườiƠi đồng bằng ơi , biết bao thân phận nổi trôiCòn một trái tim ai ơi nhớ lại Miền TâyNhiễu điều mà thương dân ta lắm nỗi đoạn trường
Ôi những gương mặt dày dặn gió sương để có những hạt lúa thơm cho đời no ấm, giờ thêm vết hằn sâu trên bờ môi khóe mắt thương cho những người thân đói lạnh giữa mưa chiều, đang chờ những tấm lòng nhân từ khắp mọi miền về Miền Tây trong mùa nước lũ để nhìn lại chính mình trong cuộc sống bon chen nào ai đang đang sống loạn trường đêm đêm say vùi men rượu mà quên một góc quê nghèo làm nên cho đời hạt gạo, bao người trong gió sương, không nhà không chén cơm, đừng quay lưng cũng đừng nên hoang tiếc đùm bọc sẻ chia là đạo lý muôn đời.
Ầu ơ khen ai khéo trồng cho giàn bông điên điển để mẹ chống chèo trong biển nước mênh mông không no nhưng cũng ấm lòng qua mùa nước lũ, qua mùa nước lũ gieo trồng lúa khoai, có phải vì nhớ thương đứa em khờ thơ dại bị nước lũ cuốn trôi về đâu đó xa mờ nên cứ dõi mắt buồn hiu em đợi em chờ, từng tiếng chim gọi bầy xao xác cơn mưa chiều nặng hạt cứ rơi rơi, xóm thôn nghèo tan tác lắm ai ơi, từng đôi mắt chơi vơi mờ ngấn lệ, theo miếng trầu cau mẹ cắn bờ môi tái mà thương cho đàn cháu thơ tuổi quá dại khờ.
Mong khói lam chiều với hàng tre lộng gió không hàng cau cho người vẽ nên tranh không có hàng phượng vĩ nắng buông tơ để người đặt thành thơ và viết thành ý nhạc chỉ có đàn em cứ nhìn trời ngơ ngác, thèm một lối mòn để chân sáo tung tăng, thèm một đêm trăng yên bình trên xóm nhỏ tích cũ chuyện xưa sống động giữa môi trầu, vẫn biết rằng rồi mùa lũ cũng qua nhưng mất mát hộ nghèo đeo đẳng mãi, cùng chung nòi giống lạc hồng muôn vạn tấm lòng xin nhớ lại Miền Tây.