Quang Linh không có ưu thế ngoại hình, nhưng bù lại, anh được trời ban cho chất giọng khá ngọt ngào đặc biệt là đối với các ca khúc dân ca.
Quang Linh không có ưu thế ngoại hình, nhưng bù lại, anh có một nét duyên rất lạ, vừa trầm tư kiểu Huế vừa hài hước kiểu Hà Nội, và lại có lối tiếp chuyện liên hồi kỳ trận mà dân Sài Gòn rất mê. Anh thường hay tụ điểm tại Cầu Vồng 126, hay được mời đi hát dịp trong những dịp khai trương, Quang Linh đã chiếm cảm tình đông đảo công chúng.
Lê Quang Linh, sinh ngày 01 tháng 09 năm 1965 tại Huế. Thuở nhỏ, Quang Linh đã thích hát, đã sinh hoạt rất say mê ở Nhà Thiếu nhi, nhưng mãi đến năm 19 tuổi, anh mới quyết định đi vào con đường văn nghệ.
Lúc đầu Quang Linh hát nghiệp dư ở Nhà Văn hoá Thanh niên Huế rồi tham gia Đoàn Ca nhạc Xung kích. Năm 1990, Quang Linh đoạt giải nhất Giọng hát hay khu vực miền Trung với hai ca khúc Ngẫu hứng lý qua cầu (Trần Tiến) và Gửi Huế (Huy Phương); anh cũng may mắn được giảng viên Lô Thanh ở Nhạc viện Huế chỉ dạy một số kỹ thuật căn bản và được thầy giới thiệu cho bầu show Vũ Ân Khoa. Từ đó, Quang Linh trở thành một ca sĩ chạy show khắp các tỉnh phía Bắc, là hạt nhân quan trọng trong các chương trình ca nhạc và đến đầu năm 1996, thì được mời về cộng tác chính thức với Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long (Hà Nội).
Quang Linh không có ưu thế ngoại hình, nhưng bù lại, anh được trời ban cho chất giọng khá ngọt ngào đặc biệt là đối với các ca khúc dân ca. Những bài hát thành công của Quang Linh có thể kể: Chim sáo ngày xưa, Thuở ban đầu (Nhất Sinh), Yêu nhau - ghét nhau (Vy Nhật Tảo), Con gái bây giờ (Quốc Hùng), Tiếng hát chim đa đa, Xin đừng trách đa đa (Võ Đông Điền), Huế thương, Ca dao em và tôi (An Thuyên), Gửi người em gái (Đoàn Chuẩn)...
Giữa những ồn ào, sôi động của dòng nhạc thị trường, chàng ca sĩ gốc Huế vẫn âm thầm theo đuổi những ca khúc mang đậm chất dân ca. Anh tâm sự, dòng nhạc quê hương đã trở thành máu thịt của mình, bởi vậy cho dù có đơn thương độc mã giữa bầu trời âm nhạc, Quang Linh vẫn không thể dứt bỏ.