ĐĂNG NHẬP BẰNG MÃ QR Sử dụng ứng dụng NCT để quét mã QR Hướng dẫn quét mã
HOẶC Đăng nhập bằng mật khẩu
Vui lòng chọn “Xác nhận” trên ứng dụng NCT của bạn để hoàn thành việc đăng nhập
  • 1. Mở ứng dụng NCT
  • 2. Đăng nhập tài khoản NCT
  • 3. Chọn biểu tượng mã QR ở phía trên góc phải
  • 4. Tiến hành quét mã QR
Tiếp tục đăng nhập bằng mã QR
*Bạn đang ở web phiên bản desktop. Quay lại phiên bản dành cho mobilex
Tự động chuyển bài
Vui lòng đăng nhập trước khi thêm vào playlist!
Thêm bài hát vào playlist thành công

Thêm bài hát này vào danh sách Playlist

Bài hát vui kho do dau do ca sĩ Thich Phap Hoa thuộc thể loại The Loai Khac. Tìm loi bai hat vui kho do dau - Thich Phap Hoa ngay trên Nhaccuatui. Nghe bài hát Vui Khổ Do Đâu chất lượng cao 320 kbps lossless miễn phí.
Ca khúc Vui Khổ Do Đâu do ca sĩ Thích Pháp Hòa thể hiện, thuộc thể loại Thể Loại Khác. Các bạn có thể nghe, download (tải nhạc) bài hát vui kho do dau mp3, playlist/album, MV/Video vui kho do dau miễn phí tại NhacCuaTui.com.

Lời bài hát: Vui Khổ Do Đâu

Lời đăng bởi:

Kính thưa đại chúng,
hôm nay là ngày 12 tháng 4 năm 2008.
Chúng ta đang ở tại Tù Viện Trúc Lâm trong giờ Phật Pháp hằng tuần.
Quý vị có khỏe không?
Hôm nay phát hòa sau 5 ngày đi Phật sự bên Mỹ về.
Hồi trưa,
tối hôm nay,
tiếp tục sinh hoạt Phật Pháp.
Tối hôm nay, Pháp Bà muốn chia sẻ với đại chúng một bài kinh
được trích ở trong Kinh Trung Bộ.
Bài kinh có tên là
Tiểu Kinh Pháp Hành.
Thưa đại chúng, là trong tất cả chúng ta,
Hay cũng muốn mình,
ai cũng mong mỏi mình bớt những cái khổ,
thêm những cái niềm vui
Nhưng mà đa phần
thì hình như chúng ta gặp vui thì ít,
mà gặp khổ thì nhiều
Không phải vậy không?
À,
thành thức có nhiều khi người ta phải than đó
Ta bà khổ, ta bà khổ lắm
tịnh độ vui,
tịnh độ nhàng vui,
sống trong trần tục lấp vùi,
một cười mười khóc mà vui nổi gì?
hay nhiều khi người ta than vậy đó,
thấy cái cảnh này mặc dù gặp nhau thì cũng chúc nhau
nhưng mà cảnh thế gian thì một cười mười khóc lận
Hôm qua thì có một Phật tử trước khi chia tay thì Đạo Hữu này cũng chúc
chúc Thầy sức khỏe mỗi ngày mỗi thêm nhiều.
Càng ngày càng trẻ hơn,
Chùa càng ngày càng to hơn,
Phật tử ngày càng đông hơn,
Phật càng ngày càng lớn hơn.
Quang nói bộ nở à?
Thì thường thường người ta hay nói cái câu thường là
chùa to Phật lớn.
Thầy đạo Hữu này cũng chúc như vậy.
Chùa càng ngày càng to hơn,
Phật càng ngày càng lớn hơn.
Làm như hột é vậy đó.
Thì cái nguyên nhân
mà sở dĩ chúng ta thường hay gặp những cái khổ nhiều hơn là những cái vui,
cũng vậy mình nhiều khi mình cũng phải để ý lại cái cách hành xử của mình trong đời sống hàng ngày.
Vì vậy cho nên Phật mới nói cái bài kinh có cái tên là Pháp Hành.
Pháp Hành là gì?
Pháp Hành tức là những cái phương pháp hành xử trong đời sống hàng ngày.
Hay là những cái phương pháp để chúng ta cư xử,
chúng ta ứng xử trong đời sống hàng ngày.
có khi vì mình không có khéo hoặc là không có cái sáng suốt để mà mình nhìn,
mình hành xử hay là mình phân định cái việc gì mình cần làm.
Cho nên á, người phàm phu không có tu theo chánh pháp,
không có làm đúng cái chánh pháp.
Chánh pháp đây không hẳn là chỉ cho
lời Phật dạy
Mình mới gọi là chánh Pháp,
mà những cái gì mà nó chơn chánh,
những cái gì nó đúng đắn thì tất cả cái điều đó được gọi là chánh Pháp
Hơn thế nữa,
chữ chánh đây có nghĩa là việc làm gì không phải chỉ cho mình vui không là đủ mà cho ai vui nữa
Cho những người khác được vui thì cái đó mới chánh,
còn nếu mà mình chỉ vui mà người khác khổ thì chưa gọi là chánh
Vậy cho nên khi chúng ta ca ngợi cái giáo pháp của Phật là chánh pháp,
vì giáo pháp đó luôn luôn đem lại cái sự an lạc,
đem lại cái sự hòa bình.
Nếu mình nhân danh chánh pháp mà mình đi tàn hại,
mình đi tránh giành thì cái đó cũng không phải là chánh pháp.
Cho nên đạo Phật chúng ta không bao giờ nhân danh đấn giáo chủ để mà đi sát phạt người khác.
không bao giờ nhân danh đạo Phật để chúng ta đi gây những chiến tranh nơi này nơi kia
mà nếu mà chúng ta vì nhân danh hay là vì cái vị giáo chủ đó hay vì cái tôn giáo mà chúng ta tôn thờ
thì cái đó chưa được gọi là tránh pháp
tránh pháp là những cái điều gì chúng ta làm mà mang lại an vui cho mình và cho người
cho nên
chúng ta thường hay tránh né làm những cái điều mà chúng ta cần làm và đáng làm thì chúng ta không làm
cho nên ở trong cái bài kinh thì nó dài lắm khi mà đọc thì Pháp Hòa chỉ thu gọn lại cái ý kinh để mà nêu ra 4 điều mà Phật dạy
rồi chúng ta cùng nhau chiêm nghiệm để chúng ta học hỏi những cái lời đứa Phật chỉ dạy ở trong kinh
Thật ra đó thì
Đức Phật dạy rất là nhiều những cái phương pháp hành xử ứng nhân sự thế chứ không phải là không.
Nhưng mà Đức Phật như một người thầy thuốc vậy đó.
Hãy gặp hoàn cảnh nào,
trường hợp nào thì Đức Phật liền hướng dẫn người ta tu theo những cái hoàn cảnh trong lúc đó.
Cho nên ở đây cũng là một trong những pháp mà căn bản thì Phật niêu.
thì chú chủ yếu hướng đến bốn cái điều mà Phật dạy
Điều thứ nhất là hiện tại vui,
tương lai khổ
Điều thứ hai là hiện tại khổ,
tương lai cũng khổ
Điều thứ ba là hiện tại khổ,
tương lai vui
Điều thứ tư là hiện tại vui,
tương lai cũng vui
Đó là bốn cái cách 4 cái cách.
Bây giờ mình nói hiện tại vui,
tương lai khổ là sao?
Tức là có những người
họ sống,
họ chạy theo những cái niềm vui mà họ cho là vui,
nhưng mà thật sự cái vui
của họ được bao lâu?
Chỉ không mấy phút hết.
À, thí dụ như là họ làm gì?
Bây giờ mình
5 giới đi.
Thí dụ bây giờ cái giới thứ nhất là cái giới sát sinh.
Giới sát sinh là giới mà người ta đi chém giết người,
đi gây những chiến tranh.
Thì quý vị thấy không?
Trước mắt hiện tại bây giờ là mình thấy nè,
từ cái khi mà cái vụ khủng bố 911,
Chờ đến giờ phút này có bao giờ mà chúng ta ngưng những cái
hoạn nạn hay là những cái điều khó khăn trong đời sống không?
Như hôm nay đó là
cách đây mấy hôm có một Phật tử gọi qua bảo là thầy ơi chùa thầy có cần gạo nhiều không?
Thầy nhớ đi mua gạo đi tại vì gạo bị lên giá.
Tôi thấy chùa tùn nào ăn cơm,
Phật tử đi ăn cơm rất là đông,
mà sợ thầy không lo chứa thì chắc phải nhiều tiền lắm khi mà phải chi ra cho tiền gạo.
Thì khi mà Phúc Hòa đi qua bên Mỹ á,
thì ghé thăm những Phật tử mà họ có mở những quán ăn á,
thì họ cũng sợ lắm là tại vì gạo lên rất là nhiều.
Bạn chút xíu cái điện thoại phong vô
Nói chị ơi bữa nay gạo 39 đồng một bao
Chừng chút nữa hay là ngày không sao gì
Bữa nay bốn mấy
Bữa nay có những bao gạo bốn mấy đồng một bao
Và nếu mà mình bấm vô trong cái internet mà
Mình bấm vô cái mục gọi là
Những cái khoản chi cho chiến tranh Iraq
Bây giờ là lên tới năm trăm mấy chục tỷ
Chưa nói tới triệu nha,
chưa nói tới ngàn nha,
nói tỷ không thôi
Là hôm nay là 510 tỷ,
năm trăm mấy chục triệu,
năm trăm mấy chục ngàn
Đó,
và cái tiền đó người ta còn quy ra
Nếu như đem cái tiền đó mà trả cho những người giáo chức
Những người thầy cô dạy các trường tiểu học
Thì có thể trả cho được bao nhiêu triệu thầy cô giáo
Nếu đem số tiền đó đi cất trường học thì sẽ xây được bao nhiêu cái trường học
Nếu đem cái tiền đó mà xây cho những cái nhà thương thì sẽ làm được bao nhiêu cái nhà thương
Đó,
mình chỉ nói một cái điều mà khi chúng ta làm hiện đời chúng ta thấy nó vui
Nhưng mà
tương lai nó là khổ
Thì đó, bây giờ nó cứ khổ dài dài mà đâu phải khổ một nước đâu
Chiến tranh giữa Iraq với Mỹ nhưng mà tất cả chúng ta cũng đều ảnh hưởng hết
Đó là chưa nói,
sát xanh rồi nè,
giờ trợ măn cắp nè.
À,
mình ăn trợ măn cắp thì mình cũng phải lãnh những cái hậu quả.
Rồi nói tới việc tà giăm,
nếu mà mình là cái người mà hay có cái tính bay bướm,
cứ quen người này quen người kia mà trong khi đó mình đã có gia đình rồi thì cũng gây rất nhiều những cái đau khổ.
Cách đây mấy ngày
thì có một em học sinh còn nhỏ đi vô trong trường
mà giỡn với lại các cô bạn người nữ ở trong trường mà giỡn không có bà đàng hoàng
tức là lấy cái tay đụng chạm vào cái cơ thể của con gái
mà theo như luật pháp ở đây á,
cái điều đó là một cái điều tối kỹ
là vì cái đó gọi là phạm luật
và sau khi mà không cần biết mình bao nhiêu tuổi
dù mình lớn thì cái tội nó càng nặng
mà nhỏ dưới 18 tuổi
18 tuổi thì cái đó người ta dẫn cho nó phạm luật như thường
Tại vì sao?
Tại vì hằng ngày mình đã không để cái tâm mình nó tiếp xúc với những cái tốt
mà mình lại để cái tâm mình nó tiếp xúc những cái xấu
qua đâu?
qua phim ảnh,
qua gì?
qua những cái website tầm 7
và trong tư tưởng mình cũng thường suy nghĩ như vậy
cho nên nó mới dẫn đến cái hành động
và khi mà mình hành động,
tức là mình action
mình đã làm cái việc đó rồi
thì không phải chỉ riêng một mình mình
bị ảnh hưởng xấu
mà làm cho cha mẹ mình buồn
làm cho cả một cái cộng đồng mình
cũng mang cái tiếng chung
cho nên đó, có những cái việc làm
mà chúng ta làm mà chúng ta không có suy nghĩ
trước khi làm không có suy nghĩ chính đáng
thì cái việc làm nó dẫn cái hậu quả vô cùng
Rồi mình nói, thí dụ có nhiều người họ làm những cái nghề bất hợp pháp
Bây giờ họ có bà tiền lắm,
chỉ cần một buổi làm của họ thôi có thể có được hàng chục ngàn,
hàng mấy chục ngàn
Ở nhà cao cửa rộng,
nhưng mà có sống được yên không?
Sống trong cái hồi hộp,
sống trong cái lo âu,
sống trong cái sợ hãi
Rồi mình biết rằng mỗi một cái việc làm của mình như vậy,
một lần mà mình thành công được cái công ăn việc làm của mình,
tiền mình bỏ trong túi mình xài,
nhưng mà tiền đó là do đâu?
Do mồ hôi, nước mắt của bao nhiêu người.
Rồi người ta quyền rũa,
người ta than quán,
thì tất cả những cái hậu quả đó mỗi ngày mình cứ lãnh một chút.
Mà khi cái quả xấu nó chín mùi rồi đó,
thì chúng ta là những người thừa hưởng những cái quả đó.
những cái quả đó.
Vì vậy cho nên,
có những khi
mình làm
mà mình không có suy nghĩ,
mình chỉ thấy cái lợi trước mắt thôi.
Thấy không?
Vì vậy cho nên trong 10 điều tâm điệm Đức Phật cũng dạy mình đó,
thấy lợi đừng nhúng vào.
Vì nhúng vào là những hiểm nguy,
những đau khổ nó có mặt.
Có thể chưa bây giờ,
nhưng mà trong tương lai.
Có nhiều khi mình giận,
mình giận mình nói những lời nói nó khó nghe.
Mình chửi rũa, mình mắng xã để thỏa mãn cơn giận của mình.
Nhưng mà sau đó rồi thì sao?
Càng ngày càng đổ vỡ.
Có nhiều khi á,
người ta chỉ có gần gũi,
người ta chỉ làm cái bổn phận của mình người ta thôi
Nhưng mà cái tình thương nó không còn nữa
Thường thường á,
một cái hành động á,
mà người ta chăm sóc mình á,
nó phải kèm chung với cái gì?
Kèm chung với cái tình thương
Tại vì chăm sóc là biểu lộ từ tình thương
Mà bây giờ mình làm riết cái người ta làm cái gì?
Ta chỉ còn làm cái bổn phận thôi
Mà tình thương nó không còn
Ở đây Phong Vàng muốn nói cái gì?
Nói cái gần gũi nhất là giữa gia đình, vợ chồng,
con cái với nhau.
Có đôi khi người chồng rất là nóng,
mà khi nóng lên rồi thì chửi rũa,
mắng xã rất là nặng nề.
Mà cái mắng xã,
cái chửi rũa đó làm cho người vợ,
không có phải là người vợ không hiểu biết,
nhưng mà vì gia đình,
vì con cái cho nên bao nhiêu những cái lời lẽ đó nuốt hết.
nhưng mà gần lần lần rồi tình thương cho người đó không còn
mà bất hóa có đi về nhà nấu ăn thì cũng chỉ là bổn phận
có làm một cái việc gì cho người chồng đi nữa
chỉ làm cho cái bổn, trong cái bổn
làm vì cái bổn phận mà không bằng cái tình thương nữa
mà việc làm gì mà không bằng tình thương nữa đó
thì cái việc làm đó,
nó còn thiếu sót chứa sót.
Cho nên một vị Bồ Tát, một vị Phật
làm cái gì cho tất cả chúng sanh cũng vì tình thương mà làm.
Nhưng mà vì sao mà người vợ hay người con đến với cha mẹ hay đến với người chồng vợ đó không bằng tình thương
nữa và là vì cái đương sự kia không có biết hành xử,
chỉ thỏa mãn những cái gì,
những cái nóng
hay là những bực tức của mình rồi thì mình làm cho người kia càng ngài càng xa cách
Thật ra họ bỏ mình dễ lắm,
nhưng mà tại sao họ bỏ?
Là vì họ còn thương,
nhưng mà bây giờ cái thương họ nó bị sao?
À nó bị sức mẻ,
nó bị nhạt nhòa là vì chúng ta không có khéo hành xử
Cho nên có những cái hành xử của chúng ta,
những cái việc làm của chúng ta
Hiện tại đời này vui,
hiện tại mình thấy vui,
nhưng mà tương lai nó là khổ
Có nhiều khi á,
mình quán giận một người nào đó thì mình cũng tìm đủ cách để mình hại người ta.
Mình nói xấu người ta,
hoặc là mình tìm đủ cách mình làm sao mình triệt hạ cái người đó để người đó không tồn tại ở trên thế gian này,
hay là trong xã hội,
hay là trước mắt mình.
Nhưng mà cái quả thì cũng,
mình lãnh thì cũng không lường.
Cho nên có nhiều khi chúng ta sẵn sàng dựng những câu chuyện nó không có thật để chúng ta hại người khác
Đôi khi cái quả xấu đó nó cũng sẽ trở về cho mình chứ không đâu sao đâu
Vì nhân quả không phải do Đức Phật lập,
không có ông thần ông thánh nào lập cái giáo lý nhân quả hết á
Đạo lý nhân quả là đạo lý tự nhiên
Mình gieo cái hạt ớt thì chắc chắn mình phải lạnh cái trái ớt
Cho nên,
người Phật tử mình thấy rõ lý nhân quả rồi đó,
thì Đức Phật chư Tổ Thường hay nói là sao?
Không lầm nhân quả.
Không lầm nhân quả là sao?
Những cái gì mà chúng ta đang hưởng bây giờ,
thì chúng ta biết đó là cái nhân đời trước.
Mà những cái gì chúng ta đang làm bây giờ,
thì chúng ta biết chắc rằng đây là cái nhân và tương lai chúng ta phải gặt cái quả.
cho nên làm việc gì cũng phải lấy 2 chữ nhân quả làm đầu
thì khi mình đặt 2 chữ nhân quả lên đầu rồi đó
thì cái việc làm mình nó sẽ có tránh niệm hơn
cái hành xử mình nó có tránh niệm hơn
nó có cái trí tuệ hơn
còn không thì chúng ta cứ hành xử theo cái nóng giận
cái vô minh, cái suy mê của mình
thì khi cái quả đó đến thì chúng ta chỉ còn ngồi đó mà hỏi ơi thôi
mà chúng ta không có đường để mà chạy.
Cho nên,
dù khi cái quả nó đến,
lên trời có không thoát,
xuống dưới nước có không xong.
Thấy không?
Nghiệp quả sở khiên thành nang đào tị.
Nghiệp quả mà nó đến rồi á,
đừng có hồng mà chạy trốn.
Không có chỗ nào mình chạy được hết.
Rồi,
có đôi khi chúng ta đi vào chùa,
tu học,
Và chúng ta nghĩ rằng,
chúng ta đừng có quên là mỗi một cái bát cơm ly nước mà chúng ta dùng đó,
đều do công lao khó nhọc của biết bao nhiêu người đàn na tính thí.
Và nếu chúng ta không có dùng cho đúng,
thì đây là những cái mà chúng ta thọ thọ rồi chúng ta cũng sẽ trả.
Thành thử ra,
Pháp Hoài cứ nhắc hoài,
mình đến một cái đào tràng tu học
Dù đến ít,
đến nhiều,
hay đến thường xuyên,
hay lâu lâu mới đến
Thì mỗi một lần chúng ta thọ dụng của đàn nã tính thí
Thì chúng ta phải tự nhắc nhở mình,
phải sống như thế nào,
phải hành xử như thế nào
Để chúng ta không phải là những người mang nợ,
mà do tổ, như tổ Huy Sơn dạy vậy đó
Đó, đơn giải vậy đó.
Ăn xong rồi thì chúng ta dụng năm, dụng ba lại.
Khiết liễu tụ đầu quyên quyên.
Đảng thuyết nhân gian tạp thoại,
nói toàn là những cái chuyện tạp nhạc.
Nhiên tất nhất kỳ sấn lạc,
đâu có biết rằng một lần mà chúng ta thọ vui đó,
bất tri lạc thị khổ nhân,
đâu có biết cái vui đó là cái nhân của khổ.
Nẵng kiếp tửng trần,
vị thường phản tĩnh.
hết một kiếp rồi mà vẫn chưa từng phản tĩnh lại chính mình.
Thời quan yểm một,
tuế nguyệt tha đà.
Cái thời gian nó cứ trôi qua và để cho 5 tháng nó lơ là như vậy thì rất là ổn.
Có nhiều người,
thanh niên, thiếu nữ hay là đa số, Đa số
người ta quan niệm hội Việt Nam mình khổ rồi,
giờ qua đây được sung sướng thì phải làm sao?
Phải hưởng.
Người ta thường nói đó,
không tu thì cũng chết,
mà tu thì cũng chết, tội chi tu.
Chê, chơi cho liễu chán qua chê,
cho lăng gốc đá,
cho mê mẫn đời.
Có nhiều người quan niệm như vậy mà Đức Phật dùng cái chữ gọi là dục.
Cái chữ Dục ở đây nó có cái tính cách là chúng ta tham muốn,
mà cái tham muốn nó không cùng
Tham muốn nó không cùng mà chúng ta không có thấy được cái bản chất,
cái chất, cái bản chất thật sự của cái Dục,
của cái ham muốn của mình
Thì ở đây trong Kinh Đức Phật đưa ra 8 điều mà ví dụ cho cái Dục,
cái ham muốn của mình
Ví dụ có nhiều người họ buồn quá uống rượu,
mong rằng mượn rượu để giải sầu.
Nhưng mà giải không?
À, rượu vô rồi thì sầu càng thêm sầu.
Thường thường người ta hay nói vậy đó.
Nhưng mà nếu nó thật sự nó có,
có đi nữa đó,
nó không giải đâu.
Nó chỉ lắng cái sầu xuống,
nó đè cái sầu xuống,
hay là nó tạm quên cái sầu.
Khi mà tỉnh rượu rồi thì sầu lại càng sầu,
mà thân mình thì bị thiêu đốt bởi những cái chất nóng của rượu
Có nhiều người hút thuốc,
có nhiều người thì họ đi hút sách làm những cái việc tàn hoại các thân thể của mình
Nghĩ rằng mượn cái đó để mình hết buồn,
mà thật sự không hết buồn,
mà buồn còn nguyên,
mà thân thể thì mang thương tích
Vì vậy,
trong cái dục,
trong cái tham muốn,
Đức Phật đưa ra 8 cái thí dụ về bản chất của dục
Thứ nhất là một khúc xương khôn
Quý vị ở đây mình đi vô cái tiệm bán thức ăn cho mấy con chó đó
Nó có bán một cái khúc xương bằng nhựa đó,
bằng plastic, bằng nhựa
Ăn được không?
Nuốt thì không được
Nhưng mà con chó khi nó ngứa răng,
nó thèm,
nó cứ nhai cái cục xương đó
để cho thỏa mãn cái sự ham muốn của nó lúc đó
Nhưng mà vĩnh viễn không bao giờ con chó nuốt được
cái cục xương bằng plastic đó
Cũng như vậy,
cái sự ham muốn của người đời chẳng qua là nhậm ngắm một hồi cho nó thỏa mãn
Chứ không bao giờ thỏa mãn được,
tạm như vậy thôi
thì cái dục mà Đức Phật đưa ra đó như một khúc xương khô,
một khúc xương trần mà con chó nó ngậm
không phải Đức Phật rủ mình là con chó,
ha,
nhưng mà ở đây Đức Phật nói cái dục,
đưa cái ví dụ cái dục
nó như một khúc xương khô mà chúng ta cứ ngậm hoài,
chúng ta cứ đeo đuổi nó hoài
Thứ 2 là một miếng thịt sống.
Một miếng thịt nó nằm đó,
một con chim nhỏ bay ngang lụm cái miếng thịt đó lên.
Chưa kịp ăn thì một con quả khác,
con quả to hơn nó bay tới.
Nó chẳng những nó nuốt luôn miếng thịt đó mà nếu cái miệng nó to nó nuốt luôn cả con chim kia nữa.
Mà cái miếng thịt sống là miếng thịt vụ cho cái gì?
Kẻ này vừa bốc lên thì người kia chạy tới giành dịch
Cái dục ở trong đời nó cũng vậy
Cái ham muốn của con người cũng vậy
Có đôi khi cái danh cái lợi nó cũng vậy
Người này lên á thì người kia muốn làm cái gì?
Hạ bệ
Có nhiều khi cái danh nó
làm cho con người nghĩ đủ cách hết
Hồi sáng này á
Khi mà đổi chuyến bay từ ở St.
Paul để đi về Edmonton,
thì Pháp Hòa ngồi ở đó chờ máy bay đó,
thì ở trên TV ở trong phi trường nó có chiếu một đoạn tin tức
là bà Hillary Clinton đang tranh cử cho cái chức vụ tổng thống của bà đó.
Thì bây giờ bà nghĩ ra một cách nữa,
là bà bóc tôn giáo vô trong cái vấn đề tranh cử của bà.
Thì bà đưa ra những cái ví dụ,
những cái điều, những cái, những cái đó là,
Thí dụ như bây giờ nếu mà bà đắc cử tổng thống đi,
Thì bà sẽ tổ chức những cái buổi hội hộp về liên tôn, liên tôn,
tức là liên kết những tôn giáo lại
Interfaith Conference
thì bà sẽ mở ra những cái giống như là mở ra những chương trình
Interfaith này kia kia nọ,
thì cũng có người phát biểu
không nên đem chính trị pha lẫn với tôn giáo
v.v.
thì thôi cái chuyện đó là cái chuyện để cho người ta luận bàn
không phải là luận bàn chuyện đó
nhưng mà ở đây muốn nói
khi mà có người mà họ
thấy cái gian sơn của họ nó sắp
nghe là nghiêng ngỡ thì họ cũng sẽ tìm cách
họ đủ cách để họ giữ cái đó lại
vì cái dục của thế gian nó như miếng thịt sống
người nào cũng muốn tranh,
người nào cũng muốn giành
mà thường thường thì sao?
À,
mạnh được,
yếu thua
Thắng thì làm vua,
thua thì làm vật.
Đủ thứ những cái rắc rối,
đủ thứ những cái khổ đau mà nó...
cái này nó mốc cái kia trong cuộc đời.
Và Đức Phật đưa ra,
dục như một miếng thịt.
Thí dụ như,
cái người mà họ mất hạnh phúc,
họ mất chồng, mất vợ,
cái ghen tức nó làm cho con người như thế nào?
lý trí,
thậm chí làm những cái điều tội lỗi,
những cái điều phi pháp cũng từ cái gì?
cũng từ những cái dục mà ra.
Mặc dù miệng nói thì sao?
Miệng mình có thể nói rằng
trên đời này thiếu như đàn ông,
trên đời này thiếu như người đàn bà,
nhưng mà sao?
Thà là mình bỏ,
chứ không chấp nhận người kia bỏ mình.
Và người ta thường nói đó,
Thà mình phụ người ta,
chứ không để người ta phụ mình.
Mà khi người ta phụ mình rồi á, thì sao?
Cái sân, cái hận, cái giận, cái tức,
cái ganh ghét,
nó tung té ra.
Nó làm nhiều cái điều mà chỉ để làm gì?
Để thỏa mãn cái sự giận hờn của mình,
cái sự tức giận của mình.
Cho nên cái dục nó ghê gớm như vậy.
Cái tham dục nó ghê gớm như vậy.
Và Đức Phật đã nói,
khi có người mà bị xúc phạm đến cái ngã đó,
thì con người đó không còn kiên nể gì nữa hết.
Ghê như vậy.
Cái điều thứ ba là dục như một bó đuốt đi ngược đường,
ngược gió.
Bó đuốt rôm á.
Thấy không?
Cho dù cầm như vậy thôi,
thiện lát nó cũng đã cháy tay rồi.
Hà hún gì cầm bó đuốt đi ngược gió.
Chúng ta cũng vậy,
có nhiều khi chúng ta làm những việc làm,
chúng ta đang là những người cầm đuốt đi ngược do
Nó phỏng tay mình lúc nào mình không hay không biết
Điều thứ tư là cái giục nó giống như là một cái hố than hừng đang đỏ rực
Có nhiều người họ bị bệnh cùi á
ngứa nó lên đó,
họ đâu có gãi được,
thì họ đưa cái tai họ vào trong cái lò,
cái lò lửa đó
mà chính những cái lò lửa đó nó làm cho họ đã ngứa,
mà nóng nhưng mà vẫn phải chịu
Phải không?
Có những người, quý vị thấy những người mà sống ở trong cái môi trường chính trị
Trời ơi, sống trong cái hồi hộp,
trong cái lo âu,
nhưng mà sao ta vẫn thích,
ta vẫn thích.
Có một lần một ông dân biểu đang trong thời gian tranh cử,
cho nên hồi hộp lo âu lắm.
Thì ông bị căng thẳng quá đó,
thì không biết ai giới thiệu cho ông lên ngồi lốt thiền ngày thứ 6 với người Tế Phương.
Ông bự, ông có ngồi dưới đất được,
ông ngồi trên ghế.
Thì ông có cơ hội nhìn xuống nhiều hơn.
Thì khi biết biết không,
xong cái buổi đó rồi,
thì ông lỡ nói với bác bà, ông nói,
sao tôi nhìn ở dưới mọi người,
ai nhìn cái vẻ mặt họ cũng thanh thản hết trơn.
Mà thầy biểu là ngồi,
phải buông xuôi cái vai,
ngồi cho thư thả.
Mà tôi thấy thầy ngồi nó thư thả,
mọi người ngồi thư thả.
Mà xuống tôi ngồi,
tôi cảm thấy nó nặng nè.
ngồi suốt cả một giờ đồng hồ ở trong cái lớp thiền tập mà tôi không thấy yên tĩnh gì hết
thì Pháp Hoàng mới trả lời với ông như thế này
Ông chỉ ngồi thôi mà không thiền
Thường thường người ta kêu ngồi thiền mà đôi khi chúng ta chỉ ngồi mà không thiền
chúng ta tỏa mà không thiền
Thường thường cái danh từ chúng ta gọi là tỏa thiền
You just sit there but you don't meditate
Chúng ta chỉ ngồi mà chúng ta đâu có thiền là gì
Ngồi nhưng mà bao nhiêu cái lo âu,
cái phiền muộn,
cái đau khổ,
cái bức bách nó thiêu đốt mình.
Nhiều người lắm à,
không phải một ông đó đâu.
Nhiều người chỉ ngồi mà không thiền.
You just sit there,
but you have no meditation.
What is meditation?
Peace.
An lạc.
Bình an.
Relax.
luôn thương.
Cho nên cái người nào mà,
nhưng mà không vì vậy mà chúng ta không ngồi nha,
tại vì ngồi nó giúp.
Cho nên mỗi ngày đó,
phải ráng làm sao ít nhất phải có 5-10 phút
để ngồi.
Ông Trịnh Công Sơn còn biểu mình là
Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên,
nhìn rõ quê hương,
nhìn kỹ lại mình.
Ngồi yên là ngồi gì?
Ngồi thiên đó.
Cho nên mình tập ngồi yên nó hay lắm.
Nếu mà không có cái gì cần phải lăng xăng thì đừng lăng xăng.
Ngồi chỉ yên.
Thầy Pháp Hoàng mới nói với ông,
ông lợi ông nói,
Thầy ngồi sao hay quá.
thì cảm thấy nó rất là buôn thư,
mà có gì đâu khó
nhưng mà thiệt sự đối với mình thì mình thấy nó
không có gì quá,
thiệt sự cái này không có gì mà
phải ca ngợi hết á,
ngồi thì phải thư thả thôi
nhưng mà có những người ngồi không được, tại vì sao
quá nhiều cái điều lo âu
trong lòng quá
cho nên mình
mỗi ngày mình tập như vầy
Thí dụ mình tụng một thời kinh
Mình tụng thư thả,
tụng từng lời từng chữ để cho từng lời từng chữ nó rót vào trong cái trái tim của mình
Hay lắm
Dục
Như là con rắn độc
Có phải không?
Cái tham muốn nó như con rắn độc
Nó cắn mình cái,
nhưng mà con rắn độc nó cắn cái chết liền nha
Nhưng mà con róng của tham dục nó cắn mình xong rồi cái chất độc nó ngắm vô
Nhiều khi lỡ rồi,
lỡ leo lên lưng cọp rồi là phải cởi thôi
Thành thức đó đôi khi cái độc đó mình biết nó ở trong người nhưng mà không có cách nào chữa
Điều thứ bảy, điều thứ sáu,
dục như một giấc mộng
Giấc mộng không?
Giấc mộng là một cái...
mộng có thật không?
Mộng là không thật.
Nằm chim bao thấy tùm lum hết trơn á.
Thấy mình làm vua,
thấy mình làm quang,
thấy mình có nhà,
có cửa, thấy mình đủ thứ hết.
Nhưng mà bừng có mắt dậy thấy mình tay không.
Những cái gì mà chúng ta có trong cuộc đời này á,
nó cũng như mộng vậy đó.
Có phải không?
Có đó rồi mất đó.
Sanh cũng không,
tử cũng không,
vợ cũng không, chồng cũng không, cái gì cũng có hết á.
Nhưng mà rồi rốt cuộc,
nó chỉ là một giấc mộng.
Hiện tại bây giờ chúng ta là những người gá cái thân mộng.
Chừng 5 năm, 10 năm về trước,
nhìn ai cũng da dẻ hồng hào,
đi đứng thì khỏe mạnh.
Nhờ chiều này Pháp Hoàng ngồi ở dưới,
cô trúc ý mà cầm cái đồ khui hộp mà cầm không nổi nữa
Khui hoài mà khui không được cái hộp,
thì Pháp Hoàng mới lại,
Pháp Hoàng mới phụ
Cô mới nói sao giờ kì quá,
không biết cái sức mình nó đi đâu hết trơn
Thì cái tuổi mình nó theo tuế,
nguyệt, tha đa, dần già theo 5 tháng thì cái sức mình nó cũng
đuối theo như vậy
Ngày xưa mình đi lên cầu thang,
đi rất khỏe
Nhưng khi sức khỏe mình mà nó yếu cả rồi
Bây giờ mà từ dưới cầu thang lên thở hổn hết
Rất mệt
Thải hông?
Thành thử ra, thấy hông?
Cái khỏe mà mình ỉ y cái sức của mình đó
Nó cũng giống như mộng vậy
Xây qua xây lại cái thì nó cũng biến theo năm tháng rồi
Cho nên tất cả những cái gì mà chúng ta đang đeo đuổi
Và chúng ta đang có
Nó như mộng Nói như vậy không có nghĩa là về buông hết đi
Không, không phải,
chúng ta ý thức
để mà nó có đến nó có đi á
thì mình sao?
Mình tâm mình nó cũng bình thường
Nếu mà có buồn,
cũng buồn 5 phút
Chúng ta thấy như vậy để làm gì?
Nếu mà chúng ta có bi,
nhưng mà chúng ta không lụy
Chúng ta có sầu,
nhưng mà chúng ta không thảm
Ta kêu sầu thảm đó,
nhưng mà khi mình thấy nó là mộng rồi
rồi thì sầu nhưng mà không thảm,
bi mà không lửi,
thương mà không có lửi.
Dục
như của vây mượn,
không phải của mình,
đó là điều thứ bảy.
Không phải của mình,
mình mượn của người ta mình phải trả lại.
Điều thứ 8,
dục như là cái cây sai trái.
Tại vì cái cây mà nó trái nhiều thì sao?
Bị người ta chọt,
bị người ta hái nó,
người ta tàn hoại cái cây đó.
Cũng như vậy.
Càng cao danh vọng thì càng dày gian đen.
Đó là một sự thật.
Cây cao thì gió càng cao là vậy đó.
cây mình cao chừng nào thì cái sự mà gió cũng lung lay mình rất là nhiều
cho nên ở đây chúng ta phải biết rằng
Đức Phật đưa ra 8 cái ví dụ về cái bản chất của dục
để chúng ta thấy rõ nó.
Thấy để làm gì?
Không phải thấy để mà thôi,
thấy để tư duy
về nó, biết để tư duyên rồi là chúng ta văng đó,
văng ra xong chúng ta thường quán niệm về nó
để làm gì?
để chúng ta dần dần thoát đi những cái đau khổ mà do nó chi phối mình
cho nên trong Kinh Bát Đại Nhân Giác đó,
Đức Phật dạy cái điều giác ngộ thứ nhất là phải giác ngộ
rằng cuộc đời là vô thường,
chế độ chính trị nào cũng dễ sụp đổ,
thân ta đó là do năm ấm mà thành
Bốn đại nâm ấm mà thành.
Thân của mình,
là một, tâm của mình là một nguồn suối phát sinh các điều ác.
Thân của mình là một nơi tích tụ tội lỗi.
Có phải không?
Chỉ cần quán cái thân thôi.
Thân này là cái thân tích tụ tội lỗi.
Tâm này là cái tâm phát sinh các điều xấu ác.
Cái áng chiếu như thế thì dần dần thoát ly được sâm tử.
Kinh Tám Điều Giác Ngộ rất hay.
Điều giác ngộ thứ nhất của Bậc Đại Nhân là cái thường quán niệm
là đệ tử Phật thì phải hết lòng ngày cũng như đêm thực tập
và quán niệm về 8 điều mà các Bậc Đại Nhân đã giác ngộ.
Điều giác ngộ thứ nhất là phải giác ngộ rằng,
cõi đời là vô thường
Quốc gia chế độ chính trị nào nó cũng giòn bở,
quốc độ nguy thú
Bốn đại này là khổ không,
ngủ ấm này là vô ngã
Phải thấy những cái thực chất như vậy
Để mà nó có đến,
nó có đi thì chúng ta vẫn tự tại
Chúng ta gọi là đến đi thông dông
Người không biết tu thì sanh tử bì lao
Người biết tu rồi thì sao?
À,
an nhiên tự tại
Người mà biết tu thì khứ lai tự tại
Người không biết tu thì sanh tử bì lao
Mình có,
mình mà,
mình người hiểu đạo rồi
Thì mình, cho nên mình đó,
bớt những cái vui trần thế
tìm những cái vui tịnh lạc.
Hằng tuần mà về đây đó là tìm cái vui tịnh lạc đó.
Còn những người họ không biết họ đi tìm những cái vui giả tạm đâu ở đường 82.
Để rồi sao?
Để tạo ra những cái đau khổ.
Quý vị nào có đọc kinh địa tạng không?
Ở trong đó có một câu là ham vui khổ vô cùng, phải không?
Nhớ không?
Cái câu kết của cái phẩm đầu đó,
ham vui khổ vô cùng.
Thôi giờ mình tập lấy cái câu đó làm tiêu đề cho đời sống của mình.
Ham vui khổ vô cùng.
Cho nên một cái ông mà tham quan cũng vậy,
nhiều khi mình tham,
nhưng mà sau đó rồi biết bao nhiêu những cái đau khổ.
Đó là cái điều thứ nhất là hiện tại vui,
tương lai khổ.
và hành xử sau đó thì mình hành xử.
Phật đã đưa ra cho mình những cái
những cái nguyên những cái lợi cái hại để rồi chúng ta quán chiếu chúng ta tu tập
Điều thứ hai là hiện tại khổ tương lai vui.
Hiện tại khổ tương lai vui là gì?
À xin lỗi hiện tại khổ và tương lai cũng khổ
Điều thứ hai là hiện tại khổ tương lai khổ
Là có những người á
Họ bị đời đá lăn lóc
Ví dụ như là họ bị người tình bỏ
Xã hội thì khinh khi
Việc làm thì thất bại
Nói chung là tất cả những cái điều bất nhữ ý xảy đến với họ
Thì họ đâm ra họ hận đời
Thì khi mà hận đời rồi thì họ muốn làm sao?
Họ muốn mọi người xung quanh họ cũng phải khổ như họ
Nhưng mà họ đâu có biết cái khổ của họ đang có là do những cái oan nghiệp đời trước
Mà bây giờ mình biết như vậy rồi thì mình đừng có gieo rắc cho người khác nữa
Để đừng có đi tạo thêm những cái đau khổ nó cứ,
nó làm sao?
Nó khổ hoài, nó không giúp
Nếu mình mà không khéo đó,
mình giống như con ma da dưới nước vậy đó
Bị lôi chân chết rồi,
vài bữa sau,
lôi người khác để mà thỏa mãn cái đau khổ của mình
Quý vị có thấy những cái trường hợp như ở Việt Nam hả nhỉ?
Từ người ta hay ví dụ,
cái dòng sông đó mà có người chết rồi là giống như có con ma da dưới đó vậy đó
Không bao lâu sau thì sẽ có người chết giống y như vậy.
Tại sao vậy?
Tại vì người chết trước
khổ như vậy, tức tối như vậy
và muốn kéo một người khác lợi đó thay thế cho mình.
Muốn người đó phải đau khổ như vậy.
Cho nên cái đó là cái chúng ta chỉ chuốt thêm những cái oan nghiệp.
Cho nên người Phật tử,
người tu nó có khác.
Người tu nó đem cái từ bi để mà hóa giải cái hận thù.
họ tin vào những cái tà,
họ có những cái tà kiến
tức là những cái thấy sai lầm của họ
và khi cái thấy nó sai lầm rồi thì nó dẫn đến gì?
nó dẫn tới tà giáo tà hẳn
tà giáo là gì?
là những cái điều dạy không có chánh
rồi những cái việc làm không chánh
từ đâu?
từ những cái tà kiến của mình
cho nên muốn được cái điều này
người Phật tử phải tập như vầy nè
lấy cái niềm đau của người khác
làm niềm đau của chính mình.
Khi mình thấy được cái niềm đau của người chính là niềm đau của mình
thì tự nhiên cái tâm tự bi của mình nó phát khởi.
Cho nên một bậc Bồ Tát thấy cảnh khổ
của chúng sanh mà hưng phát triển cái tâm đại bi,
nghi hưng đại bi tâm.
Hồi xưa người ta khuyên đó,
Gia Gia Ai Di Đà Phật
Hổ Hổ Quán Thế Âm
Tức là nếu nhà nào
cũng biết niệm đâm mô Di Đà Phật
Và gia đình nào cũng biết niệm quán Thế Âm
Thì cuộc đời nó bình lặng lắm
thịnh lặng lắm.
Gia gia di đà Phật hộ hộ quán thế âm
dĩ từ bi vi thể.
Lấy cái điều, lấy cái tình thương,
lấy cái từ bi làm cái thể chất
làm cái thể lượng để mà chúng ta sống trong đời sống hàng ngày.
Được như vậy
thì chúng ta
cuộc đời này chúng ta vù có khổ nhưng mà tương lai chúng ta không có khổ.
Còn nếu không
Hiện tại này mình đã khổ và tương lai mình cũng khổ là vì chúng ta không có biết khỏi cái lòng thương cho người khác
Chúng ta phải dĩ đại bi vi thể,
lấy cái tâm từ bi làm cái thể,
làm ra cái chất liệu sống cho mình mỗi ngày
Mình đã biết cái khổ đó rồi thì tại sao mình lại làm cho người khác khổ giống như vậy nữa
Không một ông Mỹ,
ông đến tâm sự với Pháp Hòa thì ông nói rằng ông rất buồn vợ của ông,
là vì ông đã làm cho vợ ông buồn,
điều đó ông ấn hận.
Nhưng mà vợ của ông vì hận ông,
cho nên vợ ông đã dạy cho con ông hận tất cả đàn ông trên đời này.
đàn ông trên đời này.
Cho nên bây giờ nó đi đâu nó thấy đàn ông nó căm thù,
nó nhìn người đàn ông bằng cái cặp mắt
hận thù ghét bỏ và thậm chí em trai nó cũng ghét luôn.
Thần nữ quý vị thấy không?
Người mẹ đau khổ nhưng mà người mẹ không có biết cách thoát
và người mẹ không có biết cái cách để mà hướng dẫn cho con.
Cho nên người mẹ Việt Nam hay lắm.
Người mẹ Việt Nam dạy con sao?
Nếu ba con có lỗi với mẹ thì đó là giữa ba với mẹ
Nhưng mà con không có được giận ba con
Không con không có được hận ba con
Dù sao đi nữa ba vẫn là ba của con
Thì cách đây khoảng chừng vài tháng
Có một em Phật tử nữ nó lên nó gặp Pháp Hoà
Và nó chia sẻ mà trong cái nước mắt
Và niềm vui của nó
Nó nói thầy
Bữa nay con có thể nói chuyện được với ba con
Phát bà mới nói,
vậy là tốt
Tại vì ba nó bỏ má
Rồi nó hận ba nó
Là bỏ má từ hồi lúc mà mấy đứa con nhỏ
Một mình mẹ phải chăm sóc
Và trong khi đó ba có những cái người
Gia đình khác, cho nên nó hận lắm
Và thậm nó hận đến mức độ là
là nó không có muốn giữ cái họ của ba nó nữa
Thầy Pháp Hòa khuyên rất nhiều lần nhưng mà nó không có nghe
Nhưng mà không biết làm sao có lẽ có
giống như mỗi ngày nó được tiếp xúc
với giáo Pháp
Rồi mỗi ngày nó lớn lên
Nó va chạm với cuộc đời hay như thế nào đó
Nó hiểu
Cho nên nó nói với Pháp Hòa là hôm nay
Nó nói chuyện được với ba nó
Và nó đi ăn được với ba nó
Mời nó đi ăn,
nó đi ăn được.
Có một ông Mỹ
bỏ đứa con của mình từ hồi nó mấy tháng.
Tình cờ một hôm,
ông đọc được cái tên nó do một người bạn như thế nào,
ông kể vào cũng không nhớ.
Mà bữa đó,
ông đã gõ cửa cái đứa con gái đó.
Và hai cha con đã nhìn nhau,
ôm nhau
Nhưng mà ông có nói với Pháp Hòa là bây giờ
Nó có gia đình và nó cũng có mẹ nó có gia đình cho nên nó không muốn
Là ông tới nhà đó để làm cho cái gia đình đó không có hạnh phúc không có ăn vui
Cho nên yêu cầu là bây giờ nhìn nhau nhưng mà
Chỉ biết và lâu lâu
Ngặp bên ngoài chứ
Ông không có nên tới
Và ông lên ông nói với Pháp Hòa ông mừng lắm
Hồi trước kia ông là một thanh niên,
thì ông hành xử theo cái lối Mỹ mà,
nhưng bây giờ biết tu rồi
Cho nên ông quyết tâm ông làm những cái gì đó để ông bồi đắp lại cho đứa con của ông
Thì một người cha như vậy là có tu,
một người mẹ như người mẹ Việt Nam là có tu
Chứ còn như cái cô kia là không được,
tại vì mình làm như vậy đó
Mình không có giải tỏa được giữa mình với ông,
nhưng mà mình đã vô tình mình đã gieo rắc cái gì?
Gieo rắc cái đau khổ,
cái hạt giống hận thù,
cái hạt giống không dễ thương ở trong đứa con của mình.
Tự nhiên, không ai chọc ghẹo gì hết,
nó chỉ cần thấy người đàn ông là nó hay thôi,
nó nguýt thôi, nó ghét thôi, thì tội nghiệp nó quá.
Và nếu không khéo,
người ta tưởng nó khùng lắm.
Thành tử ra người mẹ Việt Nam rất hay
Có nhiều khi mình thấy đời này
Hiện tại mình thấy các người tu sao khổ quá ha
Nhưng mà thiệt sự
Cái khổ mà hiện tại bây giờ quý vị có
Không ăn thua gì
Tại vì
Đằng sau cái khổ mà chúng ta đang chịu đó
Khổ thân đó
Là một cái sự an lạc
sự thẩm thơ.
Nên có nhiều người nhìn các thầy,
các cô nói trời,
phải con biết hồi xưa con tu theo thầy.
Nhưng mà nói thôi,
chứ hồi xưa mà có gặp thì cũng chưa chắc.
Tại vì chưa thử,
chưa thử thì chưa biết đời đã vàng.
Thứ hai là hiện tại khổ,
tương lai vui.
Có những người họ tu tập bằng cách là họ trừ bỏ 10 cái ác nghiệp.
10 ác nghiệp là gì?
Tức là họ làm thay vì họ xác xanh
thì họ phóng xanh,
thay vì họ trộm cấp thì họ bố thí,
thay vì họ tà *** thì họ lại chánh hạnh,
thay vì họ nói dối họ nói lời chân thật,
Thay vì họ chửi rũa thì họ nói lời khuyên bảo, khen tặng
Thay vì họ nói lưỡi đôi chiều thì họ nói lời đúng đắn
Thay vì họ nói những lời vô vỗ thì họ nói những lời chân thật với người khác
Thay vì họ đi tham những cái mà hơn cái khả năng thì họ tập
Làm đúng cái khả năng gọi là ít muốn mà biết đủ vân vân
Từ bỏ 10 cái điều xấu thì chúng ta gọi là tu thập thiện.
Thí dụ như mình gặp một người chồng hay người vợ mà làm khổ mình á,
bây giờ mình khổ phải không?
Nhưng mà biết đó là mình đang trả nghiệp.
Khi mà nghiệp hết thì mình lại,
lại vui.
Có một cái anh Phật tử,
anh có nhiều cái công ty làm ăn
Nhưng mà bây giờ thời buổi bây giờ kinh tế nó khó khăn
Cho nên anh phải đóng bớt những cái cửa hàng của anh
Để mà anh thu gọn
Thì có một hôm
Sau cái ngày mà anh ấy là buôn bỏ
Là vì anh phải ký một cái hợp đồng lúc mà mướn đó
Mướn chỗ anh ký cái hợp đồng bao nhiêu năm đó
Thành thử ra anh phải
Phải đeo đuổi nó
trong suốt bao nhiêu năm đó,
nhưng mà lỗ từ ngày mở ra cho tới giờ phút đóng lạnh cứ bù vô lỗ không
thì cái ngày mà ký giấy mà kết thúc hết cái hợp đồng
anh mừng, anh nhẹ nhàng, anh chạy lên gặp Pháp Hoà,
anh nói là bữa nay con khỏe lắm
mỗi lần con ôm,
con có của,
con có trong tay mấy cái nhà,
mấy cái cơ sở làm an như là cái danh con có
nhưng mà thật sự con ôm một khối đau khổ là vì con lo
không biết tháng này cái cửa hàng này con phải bù bao nhiêu tiền
cửa hàng kia con phải bù lỗ bao nhiêu
bữa nay con mất một lượt
mấy trăm ngàn
nhưng mà
trong người nó rất là nhẹ
tại vì mình trút đi được những cái
những cái mà mình ôm ấp
mấy lâu nay
cho nên có nhiều khi mình thấy trước mắt
mình thấy người ta tội nghiệp,
khổ nhiều khi người ta vui là tại vì người ta bỏ được những gánh nặng
cho nên đời này mình mà gặp những quang trái giữa vợ chồng với con khái đó
mình cho là khổ,
đúng rồi nhưng mà chúng ta cũng phải biết rằng sau khi mà chúng ta
qua được những giai đoạn đau khổ đó
thì nghiệp chúng ta cũng đang trả
mỗi lần khổ đến là chúng ta cũng đang trả nghiệp
bên cạnh chúng ta trả nghiệp
chúng ta thường ngày phải lại Phật xăm hối
chúng ta tiếp xúc với ánh sáng Phật Pháp để làm gì?
để nhờ cái giáo Pháp của Phật soa dịu những cái vết thương sau một cơn mổ
mỗi một lần mà bác sĩ đưa cái dao mổ vô là mình đau điên
nhưng mà mình biết rằng cái đau đó nó giúp cho mình
chứ không có hoãi là nó không giúp đâu
nhưng mà nhờ cái thuốc,
thấy không?
thuốc mát hay là một bịch nước đá
như vậy nó dằn lên,
nó êm, nó chút xíu cho nên giáo pháp của Phật giúp cho mình êm dịu lại cái tâm hành bất ổn của mình
để chúng ta làm gì?
để chúng ta có đủ cái khả năng để chúng ta có đủ sức mạnh
để chúng ta vượt qua những cái đau khổ
cho nên nhiều khi mình sống mà mình có một cái lý tưởng cao đẹp nó hay lắm
nó giúp cho mình vượt rất là nhiều
tại vì mình biết qua khỏi cái con đường này
qua khỏi con đường chóng gai này
thì mình sẽ đến được
cái chỗ mình muốn đến
giống như mình đi Vancouver vậy đó,
có một cái đoạn đường lái rất là khó lái
cho nên khi lái chỗ đó là vì chú nếu mà mình buồn ngủ hay là vì mình sơ ý
thì mình sẽ đưa cái xe mình xuống đó,
cho nên trong khi mà lái là mình phải đem hết cái tâm mình
qua được con đường hoàng mèo này thì mình sẽ đến được một cái thành phố rất đẹp
chúng ta cũng vậy chúng ta là những người tu
chúng ta phải vượt
phong hoài hay ví dụ ở phía sau chùa mình có những cái ổ gà có những cái ổ voi nhưng mà vì
chúng ta muốn tới chùa mà con đường duy nhất để vào cái bãi động xe của chùa là con
đường đó thì không vì cái con đường đó chỉ có cái ổ gà mà mình cho cái xe bự tổ bố
mà chúng ta không *** đi tới
chúng ta có chiếc xe bự
mà chúng ta có thể lách được cái ổ đó
hoặc là nếu mà lỡ có xuống cái nữa
thì không sao cái xe mình bự lắm
mà có thể đi lên được
ý của Bà muốn nói
có nhiều cái khó khăn
mà chúng ta có thể vượt được
cho nên thấy hình như hiện tại mình
do cái hành xử của mình
nếu mà mình hành xử không khéo
Nếu mình hành xử mà chúng ta biết cách thì ngay đời này thấy nó có khổ
Nhưng mà thật sự tương lai nó là...
Giống như mới bắt đầu ăn chai á,
trời ơi trần thân lắm
Nó sót ruột, nó khó chịu, nó thèm đủ thứ hết
Nhưng mà qua được cái cơn thèm mặn đó,
qua được cái cơn sót ruột đó
Thì mình là người gì?
Người ăn chai rất thoải mái
Ăn không thèm,
ăn rất bình an
Bây giờ ai có mang tới những dĩa thịt mà mình thích nhất
mà tâm mình nó làm sao?
Nó cũng bình thường,
tại mình không có thấy thèm muốn gì hết
Nhưng mà mới bắt đầu ăn khổ lắm á
Phải vậy không?
Mới bắt đầu ăn cực lắm
Nội cái chuyện mà mình phải phấn đấu với cái sót ruột thôi
Cái gì đâu mà nó cứ cồn cào một chút,
đói một chút đói thôi
Hoặc là quý vị ngồi thiền,
quý vị ngồi nghe Pháp
Mới ngồi đó khổ lắm á
Nhưng mà lên hoài,
Chủ nhật nào cũng lên,
Thứ Bảy nào cũng lên
ngồi riết chọc cái làm sao?
Nó quen.
Mặc dù nó còn đau,
nhưng mà cái đau này nó không phải đau đớn,
đau điến như là hồi trước.
Hồi trước ngồi 5 phút là thôi,
lắc,
nghiêng.
Bây giờ khá rồi,
20 phút,
nửa tiếng, một tiếng không sao hết.
Hiện tại khổ, tương lai ngu.
Do chúng ta hành,
do chúng ta dùng cái tâm ý của mình để chúng ta hành xử từng việc.
Có cái câu gọi là hết cơn bỉ cực,
tới hồi thái lai,
sau cơn mưa trời lại sáng.
Cái điều thứ tư là gì?
Hiện tại vui,
tương lai cũng vui.
Chúng ta có duyên lành
nên thuận lợi trên đường tố,
lìa giữa những điều xấu cho nên tâm mình xanh cá hân hoang.
Sống trong cái an lạc,
sống cá hân hoang,
thì đừng có lo.
Hiện tại an lạc thì tương lai mình cũng an lạc.
Giống như bây giờ vậy đó,
chúng ta an vui chúng ta tu tập,
Tương lai chúng ta cũng tu tập mà không chừng,
không phải tu hiện tại đời này của mình mà con cái trong gia đình cũng được truyền thừa những cái an vui đó.
Cái người cha người mẹ nếu mà không khéo
cứ phun ra cho nhau những cái điều
đau khổ,
làm khổ nhau hàng ngày
thì con cái nó cũng hít thở những cái không khí đó.
Nếu cha mẹ biết thở ra những không khí an hòa,
tươi mát,
thì con cái nó cũng hít thở những không khí trong lành tươi mát đó.
Cho nên Phật dạy mình
có 4 cái cách hành xử như vậy đó.
Thứ nhất là hiện tại vui,
tương lai khổ.
Thứ hai là hiện tại khổ,
tương lai cũng khổ.
Thứ ba là hiện tại khổ, tương lai vui.
Thứ tư là hiện tại vui,
tương lai cũng vui.
Thì chúng ta là những người chọn con đường mà chúng ta muốn.
Và khi chúng ta chọn như vậy rồi,
thì chúng ta sẽ có một phương pháp hành xử.
Hành xử như thế nào?
Ngay cả chuyện tu học của mình hằng ngày cũng vậy.
Chúng ta phải tìm ra phương pháp ứng xử như thế nào.
lời giấc tu tập như thế nào để cho làm cho mình tu mà có niềm vui chứ
không phải tu mà để chúng ta đau khổ chúng ta dày vò
cho nên á
Phật dạy mình á cái người biết tu rồi á
thì cái lúc chết á khổ có một à
mà người không biết tu lúc chết khổ tới hai lần
là sao?
Người biết tu thì khi chết dù thân có cái khổ
Nhưng mà tâm thì vui.
Tì sao?
Vì mình biết đường mình đi.
Còn có nhiều người không biết tu,
thì lúc chết chẳng những thân khổ,
mà tâm cũng khổ.
Tại vì
hốt khoảng,
không biết đường nào để đi.
Thân đau,
mà tâm thì hốt khoảng.
Cho nên mình tu thì sao?
Tỉnh lặng sáo căng.
Hiểu không?
Buông bỏ báo thân,
Bỏ báo thân như vào thiền định
Thân không bệnh khổ,
tâm không tham luyến,
ý không điên đảo Có phải không?
Không hôn mê,
tránh niệm rõ ràng,
tỉnh lặng sáo căng
Buông bỏ báo thân như vào thiền định
Nếu cần,
thọ xin kiếp khác
Cũng lại làm để tử đức như lai
Tiếp theo sự nghiệp cứu đời
đưa mọi người về bến giác, đâu có lo
mình biết nếu mình có trở lại thân này đi nữa
thì mình cũng sẽ làm đệ tử đức lưu lai
vì đời này mình đã gieo nhân sâu lành với Phật Pháp
thì kiếp sau mình cũng sẽ được gặp Phật Pháp
bằng chứng đời này mình được gặp
ba bốn chục tuổi rồi mới được gặp Phật Pháp không sao
kì rồi đi Mỹ
Thật sự, có một Phật tử đến hỏi,
thưa Thầy,
có quá trễ khi mình nhận được cái lỗi lầm của mình rồi mình quay lưng lại,
mình trở về không?
Nói không.
Thậm chí,
người làm lỗi suốt đời mà giờ phút cuối cùng biết ăn nang hối hận,
vẫn kịp như vậy.
Tại vì,
ngay trong đời này,
cái giây phút cuối cùng đó,
vẫn được gieo cái nhân thiện lành.
Còn Hân thì những người sao?
Khổ đau một đời,
lâm lỗi cả kiếp mà đến phút cuối thì mang theo một số tội lỗi ra đi mà không có một giây phút nào quay trở lại.
Thấy không?
Thành thử ra người Phật tử mình đã thấy rõ,
mình đã thấy rõ,
mình đã thấy
cuộc đời là huyển mộng,
giống như xương,
giống như bọt,
giống như điện chớp.
Tất cả các pháp hữu vi,
nó là như vậy.
Nhất thiết hữu vi pháp như mộng,
huyển,
bào, ảnh,
như lộ, diệt, như điển.
nên mình đến đi thông nhau.
Còn người khi không biết thì họ chấp,
cho nên thân đau rồi mà tâm cũng khó quản,
tiền lộ mang mang,
vị trí hà vãn.
Bài kinh này Đức Phật dạy cho chúng ta
một cái lối sống.
Đức Phật dạy cho mình cái cách hành xử
khéo léo để không phải cho mình đau khổ
những cái đau khổ cho người khác.
Vui hay khổ là tùy theo cái cách hành xử của mình.
Cái khổ nó có đến mà mình biết ứng xử với nó thì tự nhiên cái khổ nó cũng thành ra,
thành ra vui.
Rõ như nãy vậy đó,
khổ nó có đến,
mình không than trời trách đất,
không muốn gieo rắc cái khổ này cho ai
mà tự cảm thấy đây là những cái điều thử thách,
cái quan nghiệp mà chúng ta trả và khởi cái tâm đại bi
mong cho người hết khổ.
Mình khổ,
cho nên mình cũng mong người đừng có khổ giống mình.
Được như vậy thì mình có khổ,
nhưng mà tương lai hiện tại dù có khổ,
mà tương lai không khổ là vì chúng ta biết đem cái tâm đại bi cầu nguyện cho mình.
Có một Phật tử
viết cho Phá Hoà một cái thư,
nói rằng Bạch Thầy,
con ít đi chùa lắm,
nhưng mà mỗi lần con bước đến chùa,
con nghe lời Thầy là con khỏi cái tâm đại bi,
tâm tự bi con.
Con thấy ai cầm cái hương thì con nguyện cho người đó đức hạnh cũng thơm như hương
Con thấy ai cầm một bình hoa dân linh Phật,
con cầu nguyện cho người đó có nụ cười đẹp như hoa và cách hành xử đẹp như hoa
Con thấy ai quét nhà,
con cầu nguyện cho mọi người và người đương xử đó cũng như mọi người lòng luôn sạch như những miếng rác được quét
được rác được quét.
Hay không?
Rất là hay.
Cái đó gọi là gì?
Nhi hưng đại bi tâm
luôn luôn khỏi cái tâm đại bi như vậy.

có một hôm,
một Phật tử mới hỏi các si chú
có muốn mua cái gì cho thầy không?
Làm quà cho thầy.
Thì mấy chú mới trả lời với cái cô Phật tử đó là
không muốn gì hết á
Cái mà thầy muốn là
tụi con tu cho giỏi
và huynh đệ biết thương nhau
Mình không biết nói như vậy
mà có làm được vậy không Mình chưa biết
Nhưng mà trả lời được
với cái cô Phật tử như vậy
và cô đó về cô kể
Tại vì Pháp Hoà cứ nói hoài
Pháp Hoà nói thầy không có cần
tụi con cho thầy cái gì hết á
Cái quà mà tụi con cho thầy lớn nhất
là thầy thấy tụi con tu giỏi
và huynh đệ biết thương nhau.
Nhiêu đó là đủ rồi.
Thành thử ra,
vui hay khổ,
Phật dạy cho mình 4 cách hành xử.
Cuộc đời nó có gì nó có đến,
tùy theo mình tiếp nhận đó.
Một hôm, Đức Phật hỏi các thầy tì kheo,
nếu như trong nhà,
các thầy biết được trong nhà có 3 con rắn,
3 con rắn độc,
Thầy ngủ có yên không?
Nói dạ không, ngủ mới yên.
Phật hỏi, vậy phải làm sao?
Nếu dạ phải tìm cách đuổi ba con rắn nó đi,
thì ngủ mới yên.
Phật nói cũng vậy.
Ở trong thân tâm các ông,
có chưa đủ ba con rắn độc, tham sân si,
thì các ông tìm cách nào đuổi con rắn nó đi đi.
Chừng đó các ông mới đi,
đứng nằm ngồi trong an vui tự tại.
Bây giờ mình cũng vậy thôi,
tu học cũng có để làm cái gì khác
Mình đó,
tu giới,
tu định, tu tuệ
Để làm gì?
Để mà trừ khử hay là để chuyển hóa
Ba thứ thôi,
tham sân si,
nó nằm ngay ở trong con người này
Mà khi mà
tham sân si mà mình mà bớt được nó rồi
Mình lắng được nó rồi và từ từ mình điêu phục được con rắn
con rắn độc đó rồi đó.
À thì lúc đó mình là như thế nào?
Mình là những người sống có bình an.
Vì sao?
Làm sao để có thể điều phục được ba con rắn đó?
Chúng ta phải tìm thân cận với giáo pháp,
thân cận với thiện hữu trí thức,
thân cận với những cái điều lành,
điều tốt thì mới mong giúp chúng ta
mà không chuyển hóa được.
Còn nếu không chúng ta cứ tiếp xúc hoài
những cái phiền muộn,
những cái thị phi,
những cái nhân ngã,
những cái tốt xấu
thì chúng ta khó mà chuyển hóa được.
Mặc dù chúng ta có cái chí,
cái ý muốn chuyển hóa nhưng chúng ta không có cách
chúng ta không biết tìm.
Giống như mình miệng mình cứ nói
tui muốn ăn cơm,
mà không đi tới nhà hàng,
không chịu xuống bếp
ví dụ như vậy đó,
tức là miệng mình nói một đường mà mình cứ đi một nẻo
thì không bao giờ đến được cái chỗ mình muốn.
Phật dạy mình phải tìm cách đuổi ba con rắn đó đi.
Thì đó là cái câu chuyện mà Pháp Hòa kể cho đại chúng nghe
để mà kết thúc cái buổi nói chuyện tối nay
về cái bài kinh gọi là kinh pháp hành.
Kinh pháp hành tức là cái phương pháp cung pháp,
cái cách thức mà Phật dạy chúng ta hành xử để mang lại cái an nguôi,
cái hạnh phúc cho mình và cho người.
Và Phật kêu Tổ cũng nói mình đó,
Tổ Huy Sơn thì dạy mình đó,
phải thấy cái dây bìm,
dây sắn,
nó nương cái thân cây mà nó đi lên.
Mình cũng vậy,
mình như những cái dây bìm, dây sắn,
phải tìm những cái mật thiện triêu thức,
những cái mật thiện hữu,
chúng ta nương đó mà chúng ta đi lên.
Mà trong chuyện Kiều thì dạy đó,
nghìn tầm nhờ bóng tùng quân,
tiết xương che chở cho thân các đàn.
Khi mà đưa Kiều đi,
thì mẹ của Kiều gỡi gắm con gái mình.
Nhờ cái bất, cái đấng tùng quân mà che.
Mình là người Tô,
phải nương vào các cái pháp lầm,
vào các vật thiện hữu tri thức.
Thôi xin chúc đại chúng luôn luôn có an vui
và chúng ta cùng nương tựa với nhau để làm dây sắn, dây bìm,
cái tùng khải bách
mà vượt những cái khó khăn.
Và dù có cái gì đến đi nữa thì chúng ta cũng sẽ có cách
đem cái chánh pháp ra mà hành xử.
Khi mà chánh pháp đem ra hành xử rồi nó chuyển hóa
rất là nhiều thứ.
Còn nhiều khi chúng ta ở trong Phật Pháp nhưng mà đem cái thế gian Pháp giữa ứng xử với nhau, không hợp.
Ở trong Phật Pháp thì phải đem những cái Phật Pháp ra mà ứng xử với nhau.
Có khó khăn cỡ nào,
có nghịch như cỡ nào đi nữa,
nhưng mà chánh Pháp có mặt,
thì nó quá giải được hết.
Chúng ta may mắn có một vị
Thầy như Đức Phật dạy rất nhiều phương pháp,
mà chúng ta không làm thì nó ổn dữ lắm.
Chúc Đại chúng ăn vui và xin mời Đại chúng hồi hướng.

Đang tải...
Đang tải...
Đang tải...
Đang tải...