Làng Trầm Tích
Phần 1
Nằm cách thủ đô hà nội,hơn 80 km về phí đông bắc làng Nham Lang, xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình được biết đến như một vùng quê yên ả với nhiều danh thắng mang nét văn hóa tiêu biểu của một ngôi làng cổ thuộc lưu vực đồng bằng sông Hồng. Giữa cái nắng đầu hè nôn nả, những thân lúa đương thì đang làm đòng vẫn ngan ngát xanh. Và không gian như tinh khiết và dịu dàng hơn bởi hương lúa tỏa lan, hòa cùng vị ngọt thanh thoát của những chùm hoa nhãn đầu mùa đang e ấp trong vòm lá.
Theo các bậc kỳ lão trong làng cho biết, thì cái tên Nham Lang đã gắn với mảnh đất ven sông này đã hàng trăm năm nay. Ba con sông uốn khúc bao bọc lấy ngôi làng là sông Luộc, sông Tiên Hưng, sông Lựng được người xưa ví như ba dải lụa hồng hoặc ba con rồng mà ông trời đã dành tặng riêng cho Nham Lang như một sự ưu đãi với những người dân mộc mạc chân thành nơi đây. Có phải thế không mà trong mỗi tấc đất, mỗi ngọn cây, mỗi mạch nước cũng lành lẽ và gợi nhớ, gợi yêu với bất cứ một ai từng đặt chân trên mảnh đất làng.
Trước đây làng Nham Lang có bốn xóm nhưng đến nay đã sáp nhập lại thành hai xóm. Trong ngôi làng có diện tích trên 1,5km2 này hiện là nơi cư trú của 550 hộ gia đình với 2.160 nhân khẩu.
Đi dọc theo con đường nhãn chúng ta sẽ đi quanh làng từ xóm 4 cũ rồi đến xóm 3 qua chiếc cầu bê tông xinh xắn nối đôi bờ giữa xóm 3 và xóm 2. Dừng chân chốc lát trên cầu, ta sẽ cảm nhận thấy dòng nước tiên hưng hiền dịu và trong mát lững lờ chảy giữa làng. Dòng nước ấy, con sông này đã lưu giữ trong lòng nó bao câu chuyện của làng với biết bao thăng trầm, hưng mạt qua bao biến đổi.
Cách sông chừng 1km là con đê được đắp bồi bằng sức lực của biết bao thế hệ trai tráng trong làng trong cuộc chiến với thần Nước. Từ trên đê phóng tầm mắt nhìn ra xa, dòng sông Luộc tựa như một dải mây lành. Trải qua cả một hành trình dài từ những ngọn núi cao, dòng sông ào ạt đổ về hạ lưu rồi rùng dằng lưu luyến bên Nham Lang nhỏ bé. Sông cũng tựa như người, cần mẫn và chịu thương chịu khó, gom góp chút phù sa bồi đắp cho đất cằn thêm màu mỡ.
Không chịu thua chị kém em, con sông lựng nằm giữa xóm 2 như một cái hồ khổng lồ quanh năm nước trong xanh in bóng những ngôi nhà, những hàng cây và bóng dáng nhưng lão nông tri điền, những chị, những mẹ tảo tần khuya sớm, những gái trai thuần hậu, đảm đang... ngày ngày ra sông, vào ruộng, cày cấy, gieo trồng không quản công lênh lao khó để dệt nên những mùa vàng no ấm.
Phần 2
Mỗi khi chúng ta nhắc đến làng Nham Lang thì không thể không nhắc đến cống Nham Lang, một công trình thủy lợi được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20, được coi là cứu tinh của dân làng mỗi khi có lũ về. Cống Nham Lang được xây dựng và bỏ thầu vào ngày mùng 9 tháng 10 năm 1933 do kỹ sư trưởng, chánh sở công chính thái bình làm báo cáo chuyển tới thống xứ bắc kỳ với số tiền được phép chi tiêu ước tính để xây cống là 77.300 đồng (tiền đông dương) do ngân sách đặc biệt dựa và tiền công trái năm 1931.
Qua cống Nham Lang khoảng 500m về phía tây thì chúng ta thấy cảnh trên bến dưới thuyền tấp lập cảng cát sỏi xây dựng của người dân trong làng ,con đò chiều sẽ đưa chúng ta trở về một chút của tuổi thơ ,con đò bé nhỏ đang nằm đợi khách nhưng rồi cũng có lúc vội vã cặm cụi đưa khách nối đôi bờ hưng yên và thái bình.
Trở lại với xóm cống là con đường bê tông hoá rất sạch đẹp và khang trang , đưa ta đi ra cánh đồng với không khí trong lành và mát mẻ còn đây là những người Nham Lang đang mải miết chuẩn bị cho vụ cấy đông xuân,những ngôi nhà mới hiện đại đang vội vàng hoàn thiện cũng dần hiện ra ,người Nham Lang cũng đang đổi mới về kinh tế ,chính trị xã hội cho xứng danh một làng văn hoá.Nham Lang tuy bé nhỏ nhưng về lịch sử thì quá lớn,con người Nham Lang rất cần cù chịu thương chịu khó ,họ rất giản dị bình thường một mạc như bắp ngô củ khoai hiền lành như hạt cát đầy phù sa .Ngày xưa người dân Nham Lang mỗi khi đi hay về làng là rất vất vả vì đường xá xa sôi hẻo lánh ,xa huyện xa phủ đường đất khó đi nhưng bây giờ thì đã được dải đá ,dải nhựa sạch sẽ con đường về làng nằm gọn giữa hai hàng nhãn cổ thụ ,một bên là đồng bãi xa xa là con sông tiên hưng trở nặng phù sa như bầu sữa mẹ bồi đắp lên đồng bãi ruộng vườn uốn quanh làng ,còn bên kia là cánh đồng và con đê chạy dài bao bọc bảo vệ làng ,có một nhà thơ đã từng nói
Sông Nham Lang vừa trong vừa mát
Đường Nham Lang lắm cát dễ đi
Phần3
Người Nham Lang luôn tôn trọng những gì mà ông cha để lại và coi đó là một phần thiêng liêng trong tâm thức mỗi người. Như tất cả những làng quê Việt khác, mái đình, ngôi chùa, cây đa ... là nơi lưu giữ hồn làng. Trong bản nghiên cứu, ghi chép của hội khảo cứu phong tục xã nham lang khoảng năm 1938 về đình làng có ghi :vua triệu trị sắc phong1841đến 1847,vua tự đức sắc phong 1848 đến 1885,vua đồng khánh sắc năm 1885 đến 1888,chứng tỏ đình làng nham lang cho ta thấy xây khoảng đầu thế kỷ XIX trước năm 1841. Đình nham lang thờ nhâm thần huý là hoàng trung thượng hiện là đông hải đại vương,cuối năm 1949 thực dân pháp đã dỡ một phần đình làng