Chiếc xuồng nhỏ đưa em về xóm nhỏ, nghe rì rầm tiếng sóng vỗ gần xa. Dòng sông quê em đẹp ánh trăng ngà, nghe câu hát xa xa lòng anh chạnh nhớ. Ơi! Vàm Cỏ Đông, ơi hỡi dòng sông nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng; đuổi Pháp đi rồi, nay đuổi Mỹ xâm lăng. Giặc đi đời giặc sông càng xanh trong.
Từ buổi quen nhau anh thường kể cho em nghe chuyện màu xanh trên dòng sông Vàm Cỏ. Kỷ niệm quê hương hay tình em đó rồi năm tháng xa nhau như con sóng nhỏ trong lòng.
Dòng nước trong xanh soi ánh trăng rằm. Mấy mươi năm sông cùng ta ra trận là bấy nhiêu lần chở nặng chiến công. Màu xanh quê hương lớn lên trong bom gầm pháo dội, nắng dãi mưa dầu có tình mẹ chắt chiu. Dòng sông tôi yêu chở đầy nhung nhớ.
Vàm Cỏ yêu thương như tình người em gái nhỏ, vẫn ở bên anh không rõ tự bao giờ. Long An ơi, chung thủy đợi chờ. Quê hương em là bài ca bất tận, trung dũng kiên cường đánh giặc toàn dân. Qua Vàm Cỏ Đông bỗng nhớ về Tân Trụ, hỏi nơi nào không mang kỷ niệm quê hương. Mất mát đau thương càng cao giọng hát, cay đắng mặn nồng vẫn thơm ngát tình em.
Gió lên đi cho tình ta say ước mơ. Bấy lâu mong chờ, ánh trăng đôi bờ. Người đi thương nhớ, nhớ quê hương. Thủy chung giữ vẹn nghĩa tình ta sắc son. Dòng sông quê, hay dòng sữa mẹ hiền. Chở che bom đạn nuôi đàn con yêu tháng năm.
Hàng dừa nước lung linh ru mình trong nắng mới, xuân đến xuân đi mấy mùa chờ đợi. Thời gian ơi, chở nỗi mong chờ.
Tình quê hương không bến không bờ. Nơi chưa đến, chưa quen mà sao thấy nhớ. Miền hạ bây giờ chắc vui lắm phải không em? Tiếng hát đêm đêm của đàn em nhỏ. Vàm Cỏ Đông, ơi Vàm Cỏ Đông. Có phải máu cha ông mấy lần rơi đổ cho mảnh đất Long An thêm rạng rỡ tên vàng.
Anh sẽ giữ cho em màu xanh trên dòng sông Vàm Cỏ, giữ êm đềm kỷ niệm tuổi thơ, giữ cho Long An bài ca thương nhớ, giữ ánh trăng vàng, giữ ngôi sao nhỏ quê ta. Nghe tiếng em ca trên dòng sông giải phóng, lòng lâng lâng như giấc mộng ban đầu.
Ở tận sông Hồng, em có biết quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với long tha thiết: Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông!” (*)